Lượt xem: 351
Phát biểu tham gia đóng góp Luật Cảnh sát cơ động của bà Tô Ái Vang, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
      Cổng Thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh xin trích đăng bài phát biểu tham gia đóng góp Luật Cảnh sát cơ động của bà Tô Ái Vang, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
      Tôi cơ bản thống nhất với quan điểm của dự thảo Luật, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, giúp cho CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần đảm bảo ANTT và ATXH, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước trong tình hình mới.

      Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật,  tôi xin tham gia phát biểu với 03 ý kiến, như sau:

      1. Tại khoản 2 – Điều 4 Nguyên tắc hoạt động của CSCĐ: quy định “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và các điều ước quốc tế” tôi đề nghị bổ sung “phết, thỏa thuận quốc tế có liên quan” để tương thích với khoản 1 – Điều 7 về Hợp tác quốc tế của CSCĐ.

      Khoản này được viết lại như sau: “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên”.

      Tương tự, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát tổng thể trong dự thảo Luật để bổ sung nội dung trên vào quy định trong các điều như: khoản 6-Điều 10, khoản 6-Điều 14.v.v…để mang tính đồng bộ.

      2. Tại Điều 13 - Hệ thống tổ chức của CSCĐ. Tôi chọn Phương án 1, vì:

      Trên cơ sở Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

      Nghị quyết số 56 của Quốc hội khóa XIV, về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả;

      Nghị quyết số 88 của Chính phủ, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung - Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan, gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, cương quyết giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

      Phương án 1 sẽ mang tính tương thích với các Luật như: Điều 17- Luật Công an nhân dân; Điều 21 của Luật Biên phòng Việt Nam.v.v. 

      3. Tại Khoản 1 - Điều 17 – Huy động người, phương tiện, thiết bị, quy định “Trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 – Điều 9 của Luật này, CSCĐ được huy động người, phương tiện, thiết bị và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó…”. Tôi xin có ý kiến sau đây: 

      Tôi thống nhất với ý kiến của các ĐB phát biểu trước tôi. Ở đây tôi xin bổ sung thêm: 

      Trên cơ sở Điều 1 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. 

      Nghị định số 03 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Hai lực lượng đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phức tạp về QP-AN, đảm bảo ANCT, TTATXH. Đặc biệt, trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19, hàng chục nghìn CBCS Quân đội, Công an, lực lượng y, Bác sĩ và các lực lượng khác,…đã ngày đêm tuần tra, kiểm soát biên giới, truy vết, khoanh vùng, hết lòng điều trị, dập dịch, tổ chức và bảo đảm ANTT ở các khu cách ly tập trung. Quan hệ phối hợp giữa hai lực lượng đã được Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân tin tưởng, ghi nhận và đánh giá cao.

      Trong Chiến lược quân sự là Quân đội nhân dân; Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia là Công an nhân dân. Hệ thống chiến lược đó là một thể hoàn chỉnh, mỗi chiến lược là một mắt xích gắn bó chặt chẽ và tác động đến nhau. Quá trình thực hiện, các lực lượng, bộ, ngành cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, đặc biệt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Có như vậy, việc triển khai thực hiện mới đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. 

      Vì thế, tôi kiến nghị bổ sung “phối hợp với các lực lượng liên quan để, bỏ từ “được” sau cụm từ CSCĐ”. Khoản này được viết lại như sau: “Trong trường hợp cấp bách, để thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 – Điều 9 của Luật này, CSCĐ phối hợp với các lực lượng liên quan để huy động người, phương tiện, thiết bị và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó…”. Như vậy, để phù hợp với điểm a-khoản 1-Điều 19 của dự thảo Luật này quy định “Việc phối hợp phải trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của CQ, tổ chức, lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với tình hình thực tế”.
Thông báo - Hướng dẫn











Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 361
  • Trong tuần: 2 617
  • Tất cả: 531842
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
    Địa chỉ: Số 01 Trần Phú, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

    Điện thoại: (0299) 3 822159. Fax: (0299) 3 618844. Email: hdndsoctrang@soctrang.gov.vn.

    Chịu trách nhiệm nội dung: Dương Quốc Việt, Trưởng BBT Cổng TTĐT, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

    Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Sóc Trăng (dbnd.soctrang.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.